Bộ sưu tập là những bức tranh mô tả sinh động hình ảnh các y bác sĩ, các chiến sĩ bộ đội, công an đang ngày đêm đương đầu với dịch ở tuyến đầu, kể lại chân thực những câu chuyện về sản phụ F0 gắng gượng giành giật sự sống hay em bé lon ton trong bộ đồ bảo hộ chuẩn bị rời nhà đi điều trị cách ly.
![]() |
Hình ảnh F0 nhỏ tuổi phải xa nhà đi điều trị cách ly được họa sĩ vẽ lại một cách sinh động. |
Những hình ảnh đôi mắt long lanh trìu mến của nữ bác sĩ trong bộ đồ bảo hộ, ánh nhìn đầy lưu luyến của chiến sĩ công an khi vội ghé qua nhà dù chỉ là màu sơn trên tấm vải nhưng khiến người xem không khỏi nghẹn ngào xúc động.
Họa sĩ Thuận cho biết: "Tôi thấy hình ảnh đôi tay một nữ bác sĩ phồng rộp sau một ngày đeo găng tay cao su, tôi xúc động rồi nghĩ rằng mình cũng phải làm gì đó để cùng cả nước tham gia chống dịch. Thế là tôi ngồi vẽ lại đôi tay trắng phếch đó, phồng rộp, nhăn nheo nhưng có lẽ là đôi tay đẹp đẽ nhất.
![]() |
Tác phẩm đầu tiên trong bộ sưu tập vẽ chủ đề mùa dịch của họa sĩ Thuận là đôi bàn tay phồng rộp của nhân viên y tế. |
Bức tranh đầu tiên của bộ sưu tập tôi đặt tên "Bàn tay em là cánh sen hồng". Bộ sưu tập của tôi đều là những hình ảnh đời thường dân dã. Tôi muốn qua những bức tranh của mình, mọi người ý thức hơn nữa về trách nhiệm bản thân trong công tác phòng chống dịch, để lực lượng tuyến đầu bớt đi phần nào vất vả", họa sĩ Thuận chia sẻ.
Chất liệu sáng tạo của người họa sĩ là những hình ảnh đẹp, câu chuyện đẹp, đậm tình người trong mùa dịch. Qua những nét cọ, người họa sĩ mong truyền tải được thông điệp về trách nhiệm và tình dân tộc, để mọi người sẽ đồng cảm hơn, biết ơn hơn với sự hy sinh của lực lượng tuyến đầu và quý trọng hơn những gì bản thân đang được hưởng.
![]() |
Một bức vẽ của họa sĩ Thuận hình tượng hóa bác sĩ dành lại sự sống cho các bệnh nhân Covid-19. |
"Vẽ rất lẹ nên về giá trị nghệ thuật thì không có nhiều, giá trị của những bức tranh này là sự chân thực, là những câu chuyện thật. Những tác phẩm này được mọi người rất đón nhận. Còn hình ảnh đẹp, còn câu chuyện đẹp là còn vẽ, được góp một phần nhỏ vào công cuộc phòng chống dịch là hạnh phúc rồi", họa sĩ Thuận nói.
Chị Nguyễn Thụy một người viết thư pháp ở Cần Thơ khi ngắm những bức tranh của họa sĩ Trần Quý Thuận đã nhận xét: "Nét vẽ của họa sĩ làm sống động từng cử chỉ của nhân vật. Nhìn vào tranh ta hiểu được tâm trạng từng nhân vật mà họa sĩ gửi vào. Nét vẽ giữ lại những ký ức không thể nào quên ở trận dịch này!".
![]() |
Họa sĩ Trần Quý Thuận trao đổi với PV. |
Chị Huyền Trân một bác sĩ đang làm việc tại Cần Thơ nhận xét: "Tranh họa sĩ Trần Quý Thuận vẽ rất thời sự, làm bật lên được sự khó khăn, vất vả của cán bộ tuyến đầu tham gia chống. Đặc biệt, khi trông thấy bức ảnh em bé trong bộ đồ bảo hộ tôi ngắm rất kỹ. Vì tôi là bác sĩ từng tiếp xúc với bệnh nhân "nhí" bị mắc Covid-19 ở ngoài đời và thấy bức vẽ của họa sĩ Thuận rất giống.".
Đại diện hội Mỹ Thuật TP Cần Thơ cho biết, những tác phẩm mang tính sự kiện nổi bật của đất nước luôn là chủ đề mà Hội đánh giá cao. Bộ sưu tập vẽ về mùa dịch của họa sĩ Trần Quý Thuận sẽ được Hội lưu lại như tài liệu để đào tạo cho những người trẻ, thế hệ mới của hội.
Theo Dân Trí
Bằng sự khéo léo, người phụ nữ này đã sáng tạo ra các mô hình sống động, mô tả lại lực lượng tham gia chống dịch Covid-19 từ chất liệu giấy Kami.
" alt=""/>Những bức vẽ xúc động về tuyến đầu chống dịch CovidMinh Khánh và Quang (Gia Lâm, Hà Nội) vừa tổ chức đám cưới xong. Nhưng cô chẳng hề vui vẻ như các cô dâu mới mà trong lòng luôn ấm ức, nặng nề không yên. Tất cả cũng chỉ xoay quanh cái phòng tân hôn.
Trong thời gian chuẩn bị đám cưới, thấy cô tỏ ra háo hức trong việc trang trí phòng cưới, còn dẫn Quang đi xem các kiểu giường đệm, chỉ cho anh những màu sắc, kiểu dáng cô thích thì Quang thần thần bí bí nói: “Anh đã chuẩn bị đâu vào đấy rồi, vụ này em không phải lo. Em mà nhìn thấy thì chỉ có nước ngây ngất thôi!”. Thấy chồng sắp cưới nói vậy, cô cũng tin tưởng anh và háo hức vô cùng không biết anh chuẩn bị cho cô bất ngờ gì đây.
Nhưng khi 2 vợ chồng trở về từ tiệc cưới ở nhà hàng, bước vào căn phòng được gọi là phòng tân hôn - không gian ấm áp, riêng tư của 2 người trong ngày đầu tiên ở bên nhau thì Minh Khánh đã bị giáng hết cú sốc này đến cú sốc khác.
Đứng trước cửa phòng, đập vào mắt cô đầu tiên là cánh cửa cũ kĩ, bị mối mọt ăn mòn, tuổi thọ cỡ phải mấy chục năm nay rồi. Không những thế, nó đã bị vỡ 1 miếng nhưng cũng được che bằng một chiếc ri-đô phía trong nên người ngoài may sao không có khả năng nhòm trộm vào trong. Mà nói là chiếc ri-đô cho oai chứ thực ra là một mảnh vải hoa hòe hoa sói được căng tạm lên với mục đích chỉ cần che kín cái lỗ thủng kia là được.
Khánh mở cửa ra, nó lung lay như muốn rụng. Sự gắn kết của nó với cái bản lề quá đỗi mỏng manh không biết có thể “chia tay” nhau bất cứ lúc nào. Quang thấy vợ nhìn chằm chằm cái cửa thì cười giả lả: “Bình thường anh chẳng cần đóng cửa bao giờ!”.
Trong phòng: không bàn trang điểm, khôngtủ quần áo, không màn. Duy chỉ có 1 chiếc chiếu trúc và đôi gối mới.Nhưng là dạng gối giá bèo nhất thường bán ở chợ quê hoặc chợ sinh viên.Chiếc chăn thì gấp gọn gàng nhưng xẹp lép và bạc màu, hẳn nó đã quanhiều năm sử dụng.
Nhìn vợ đứng chếttrân trong phòng tân hôn, Quang có vẻ cũng hơi ngại ngùng, lên tiếng phátan không khí im lặng: “À… phòng cưới có ai nhìn đến đâu mà quan trọnghóa hả em? Mình cũng chỉ ở nhà có 1 - 2 hôm lại lên Hà Nội làm rồi. Tiệccưới thì cả thiên hạ nhìn vào nên phải làm đàng hoàng chứ. Phòng nàyanh vẫn ở bao nhiêu năm đấy thôi. Em xem, đầy đủ có thiếu gì đâu? Vớilại nhiều kỉ niệm nên anh không nỡ thay mới. Anh cũng đã cất công quéttước, dọn dẹp rồi đấy…”.
Thấy vợ vẫnim lặng như tượng giữa căn phòng, Quang lại lên tiếng tiếp: “Thời bãogiá, tiết kiệm được cái gì hay cái đấy em ạ. Cái gì mới rồi cũng sẽ phảicũ đi thôi, ngay đến người cũng phải già đi mà. Quan trọng là vợ chồngsống với nhau như thế nào. Nằm chăn mới đệm mới cũng có sướng hơn chănđệm cũ là bao đâu em!”.
Minh Khánhmuốn khóc mà không khóc nổi. Những điều anh nói đều có lí cả. Nhưng, đờingười con gái có mấy lần tân hôn đây? Anh lại là con trai duy nhấttrong nhà, nhà anh cũng đâu đến nỗi cám cảnh. Có cần thiết phải tiếtkiệm đến mức ấy không?
![]() |
Ảnh minh họa |
Khi về ra mắt nhà người yêu, Bích bị gia đình Vinh phản đối ghê lắm vì chê cô là “gái quê”. Bích đúng là con gái tỉnh lẻ ra thủ đô học và làm việc, còn Vinh là trai thủ đô nhưng gia đình anh cũng chỉ thuộc hạng tầm tầm nơi ngoại thành Hà Nội.
Dưới sự đấu tranh của Vinh và sự kiên trì của Bích, cuối cùng các cụ nhà Vinh cũng đành phải gật đầu đồng ý. Cũng từ lúc ấy, cô liên tục được nghe những bài ca muôn thuở: “Cô là chuột sa chĩnh gạo rồi còn gì, gái quê và vớ được giai thành phố chính hiệu!”.
Đến lúc tổ lúc lễ cưới, mẹ Vinh đã không ưa cô nên tuyên bố chỉ lo thết cỗ, tiền mừng bà sẽ giữ tất và chẳng có hồi môn gì cho 2 vợ chồng. Bích đã xác định 2 vợ chồng tự lập là chính nên cũng chẳng trông mong gì bố mẹ anh giúp đỡ. Cô và Vinh góp tiền 2 người dành dụm được để sắm sửa mọi thứ.
Đúng lúc ấy thì mẹ chồng lại gọi Bích đến thỏ thẻ: “Hai đứa định đi sắm phòng tân hôn đấy à? Đưa tiền đây mẹ đi sắm cho, con thích kiểu dáng, nhãn hiệu nào cứ nói. Mẹ chẳng có gì cho 2 đứa nên để mẹ tự tay dọn phòng tân hôn cho, coi như là chút tình cảm của mẹ dành cho 2 vợ chồng con!”.
Bích nghe thế thì mừng rơi nước mắt, chắc mẩm mẹ chồng đã chịu chấp nhận cô rồi, liền đưa tiền cho bà. Cô còn đưa rõ rộng tay để bà tự mua bộ quần áo mới, coi như là cô tặng bà lấy lòng.
Khi xong xuôi mọi việc về nhà nghỉ ngơi, đi qua căn phòng rất đẹp đang mở hé cửa, Bích đã mừng hụt định đẩy cửa vào thì Vinh kéo cô lại: “Phòng em trai anh đấy, nó cũng sắp lấy vợ!”. Nói rồi Vinh dẫn Bích đến căn phòng cũ cũ bên cạnh.
Bước vào căn phòng được gọi là phòng tân hôn của mình mà cô chết đứng tại chỗ: chiếc tủ gỗ cũ kiểu dáng của những năm 90, có 3 cánh cửa thì đã gãy mất 2 cánh, tường nhà đã bong tróc, sờ nhẹ vào là thấy rụng lả tả từng miếng vôi vữa. Tất nhiên bàn trang điểm làm gì "có cửa" để xuất hiện ở đây. Trên giường chăn gối thì nhàu nhĩ và sờn vải, may thay có chiếc đệm lò xo đã cũ mèm kéo lại.
Vinh lên tiếng: “Phòng này trước đây là phòng chứa đồ, anh với em trai ở chung ở bên kia. Giờ 2 người cùng lấy vợ nên anh nhường phòng đẹp cho em. Chuyện em đưa tiền cho mẹ, mẹ cũng nói với anh rồi. Anh đồng ý để mẹ lấy tiền đó sắm cho em trai… Thôi coi như là mình lấy lòng mẹ em ạ. Mẹ cũng đang không vừa ý em sẵn…”.
Bích ngậm đắng nuốt cay chẳng nói một lời nào. Đêm tân hôn ấy, cô nằm gối đầu trên chiếc gối cũ đã dùng bao năm của anh và em trai, còn chiếc nệm lò xo thì liên tục phát ra tiếng kêu ọt ẹt. Được cả chiếc giường cũ cũng kẽo kẹt hòa âm theo từng hành động của 2 người.
Quả là một đêm tân hôn đáng nhớ, có lẽ suốt đời cô cũng không thể quên được…
(Theo Trí Thức Trẻ)
" alt=""/>Bi hài chuyện phòng tân hôn như… nhà kho